Trang chủ » Ứng dụng » Tìm Hiểu Ứng Dụng Chưng Cất Dầu Bằng Tháp Chân Không

Tìm Hiểu Ứng Dụng Chưng Cất Dầu Bằng Tháp Chân Không

Sử dụng các ứng dụng bơm hút chân không trong rất nhiều ngành công nghiệp sản xuất khác nhau để đáp ứng yêu cầu hút chân không. Trong ngành hóa dầu tại các nhà máy lọc dầu cũng cần sử dụng ứng dụng chân không để đáp ứng yêu cầu chưng chất dầu chất lượng. Sử dụng bơm chân không trong chưng cất dầu chân không sẽ đáp ứng được yêu cầu hút chân không khử khí trong dầu để nâng cao chất lượng của dầu thành phẩm. 

Chưng cất chân không là gì?

Chưng cất chân không là kỹ thuật để tách các thành phần trong hỗn hợp ở mức áp suất chân không. Ở áp suất thấp, các thành phần có điểm sôi thấp hơn so với bình thường.

Kỹ thuật chưng cất chân không được đưa vào lĩnh vực sản xuất dầu mỏ nhằm tách các chất trong hỗn hợp dầu mỏ thô. Nhờ ứng dụng chân không, các chất cần tách sẽ có điểm sôi thấp hơn, dễ dàng phân tách và thu hồi các chất.

Các phân đoạn chưng cất dầu chân không của dầu mỏ

Quy trình chưng cất dầu bằng tháp chân không

Quy trình chưng cất dầu bằng tháp chân không

Dầu mỏ, khi muốn chế biến thành các sản phẩm đều phải được chia nhỏ thành từng phân đoạn hẹp với các khoảng nhiệt độ sôi nhất định. Những phân đoạn này được sử dụng để sản xuất một hoặc một vài loại sản phẩm nhất định nên chúng được mang tên các sản phẩm đó. Thông thường, dầu mỏ được chia thành các phân đoạn chính sau đây:

– Phân đoạn xăng, với khoảng nhiệt độ sôi dưới 180oC.

– Phân đoạn Kerosen, với khoảng nhiệt độ sôi từ: 180-250oC.

– Phân đoạn Gas-oil, với khoảng nhiệt độ sôi từ: 250-350oC.

– Phân đoạn dầu nhờn (hay còn gọi phân đoạn Gasoil nặng), với khoảng nhiệt độ sôi từ 350-500oC.

– Phân đoạn cặn (Gudron), với khoảng nhiệt độ sôi > 500oC.

Chú ý: Các giá trị nhiệt độ trên đây không hoàn toàn cố định, chúng có thể thay đôi tuỳ theo mục đích thu nhận các sản phẩm khác nhau.

Trong các phân đoạn trên, sự phân bố các hợp chất hydrocacbon và phi hydrocacbon của dầu mỏ nói chung không đồng nhất, chúng thay đổi rất nhiều khi đi từ phân đoạn nhẹ sang phân đoạn nặng hơn, vì vậy tính chất của từng phân đoạn đều khác nhau.

Mô tả tháp chưng cất dầu mỏ

Hình ảnh mô tả tháp chưng cất dầu mỏ

Một số quá trình tiêu biểu

1. Các quá trình vật lý: Tách muối và nước khỏi dầu thô – Ổn định dầu thô – Chưng cất ở áp suất khí quyển – Chưng cất chân không

2. Các quá trình hóa học: Cracking nhiệt dầu thô – Nhiệt phân dầu thô – Cốc hoá dầu nặng – Reforming xúc tác – Cracking xúc tác – Xử lý bằng hydro – Ankyl hóa – Polymer hóa – Đồng phân hoá các phân đoạn xăng…

Kỹ thuật chưng cất dầu bằng chân không

Trong một số quy trình công nghệ, ta không thể sử dụng quy trình dưới áp suất thường được mà phải sử dụng áp suất chân không trong hệ thống. Ví dụ như một số thiết bị cô đặc các dung dịch dễ biến tính vì nhiệt (như nước đường, nước ép trái cây…), thiết bị chưng cất chân không trong chưng cất phân đoạn dầu mỏ….

Đặc điểm chung của các quy trình này là do ta không thể cho hoạt động dưới áp suất khí quyển được là vì chất tan sẽ bị phân huỷ, bị biến tính, hoặc bị biến đổi thành các dạng hợp chất hoá học không mong muốn dưới tác dụng của nhiệt. Do đó, sử dụng áp suất chân không trong hệ thống sẽ giúp ta giảm nhiệt độ, cho phép ta thu được sản phẩm mong muốn.

>> Tham khảo thêm: Sấy chân không là gì? Nguyên lý sấy chân không

Đặc điểm chưng cất trong tháp chân không

Sản phẩm của quá trình chưng cất dầu mỏ

Đặc điểm chưng cất dầu bằng tháp chân không

Mô tả đầu ra đầu vào của chưng cất dầu bằng tháp chân không nhờ thiết bị chưng cất chân không

Dầu mỏ là hỗ hợp rất phức tạp bao gồm: hydrocacbon, khí dầu mỏ, các hợp chất khác (CO2, N2, H2, H2S,…). Thông qua quá trình chưng cất, chúng ta thu được các phân đoạn dầu mỏ để chế biến tiếp.

Từ dầu thô nhận được các sản phẩm sáng như xăng, dầu hỏa, diesel, dầu tổng hợp… Tháp chưng cất dầu mỏ là thiết bị quan trọng cho công nghệ này.

Đặc điểm của tháp chưng cất

Đặc điểm chưng cất trong tháp chân không tương tự như trong tháp chưng cất khí quyển. Tuy nhiên nó cũng có một số đặc điểm riêng liên quan với áp suất dư trong tháp thấp, điều kiện nung nóng nhiên liệu có thành phần phân đoạn nặng.

Để giảm thời gian lưu của mazut trong lò nung và giảm trở lực nên sử dụng lò nung hai chiều, đưa hơi nước vào ống xoắn của lò, giảm thiểu khoảng cách giữa cửa nhập liệu vào tháp và cửa ra khỏi lò nung, tăng đường kính ống dẫn nguyên liệu, giảm thiểu các chỗ uốn góc, dạng chữ S.

Cấu tạo của tháp chân không khác với tháp chưng cất khí quyển nhằm giảm thời gian lưu của cặn trong tháp để tránh phân hủy nó dưới tác dụng của nhiệt độ cao. Do lưu lượng các dòng hơi trong tháp chân không lớn, nên đường kính của các tháp này lớn hơn nhiều so với tháp cất khí quyển (8 ÷ 12 m). Do sự phân bố của chất lỏng và bọt sủi không đồng nhất nên hiệu quả của mâm không cao. Để phân bố chất lỏng đồng đều trên các mâm nên sử dụng cấu trúc mâm đặc biệt (mâm lưới, van (xupap) và sàng).

Sơ đồ công nghệ cụm chưng cất chân không được thiết kế với mục đích nhận được phân đoạn 350÷500oC (nguyên liệu cho cracking xúc tác) và nhựa đường (gudron).

Tháp chân không được trang bị mâm van. Tất cả các mâm đều dạng hai dòng. Tổng số mâm là 18.Trên mâm nạp liệu và dưới mâm suất dòng hồi lưu giữa có lắp đặt lưới chặn.

Bơm hút chân không trong công nghệ chưng cất

Trong tháp chân không cần tạo điều kiện để cất được nhiều nhất và phân hủy ít nhất. Để làm được điều này cần sử dụng thiết bị tạo chân không hay bơm hút chân không để có được áp suất chân không thấp nhất trong hệ.

Sử dụng các ứng dụng bơm chân không trong chưng cất dầu chân không đảm bảo khử khí trong dầu để nâng cao chất lượng.  Công ty HCTECH cung cấp các loại bơm chân không vòng nước, bơm chân không vòng dầu công suất lớn, chính hãng để đáp ứng các yêu cầu hút chân không khử khí trong nhà máy dầu.

Liên hệ tư vấn: 0904.643.816 – 0902.176.051

EMAIL: info@hctechco.com

Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu thiết bị cô đặc chân không

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Ứng Dụng Bơm Hút Chân Không Trong Máy Sấy Gel

Bơm hút chân không được lựa chọn cho nhiều ứng dụng chân không đặc biệt như thí nghiệm, nghiên cứu. Sử dụng bơm hút chân không cho ứng dụng máy sấy gel trong nghiên cứu y học, dược phẩm hoặc nghiên cứu sinh học để mang lại kết quả cao cho cuộc nghiên cứu. Tham […]

Xem thêm

ỨNG DỤNG BƠM CHÂN KHÔNG TRONG SẢN XUẤT ĐIỆN TỬ

Các ngành công nghiệp điện tử và bán dẫn đang giúp cuộc sống của chúng ta ngày càng hiện đại hơn. Thiết bị hút chân không đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất các thiết bị bán dẫn, các sản phẩm điện tử. Cùng HCTECH tìm hiểu chi tiết hơn […]

Xem thêm

Sử dụng hệ thống bơm hút chân không trong in ấn sản phẩm

Vì tính chất cơ học và cụ thể đặc biệt của giấy, nhiều hoạt động có thể được thực hiện chỉ với sự trợ giúp của bơm hút chân không hoặc khí nén. Nội dung chính1 Máy cắt giấy2 Máy in hình3 Phủ bột làm khô vào In ấn4 Hệ thống trung tâm5 Máy đóng sách Máy […]

Xem thêm

Công nghệ khí chân không góp phần vào chế độ ăn của các phi hành gia

Trong các mối quan hệ hợp tác khách hàng quan trọng ở Italy,DVP đã cung cấp công nghệ sản xuất chế biến đồ ăn phục vụ các phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS Các thiết bị bơm hút chân không vòng dầu sẽ được sử dụng để đóng gói các phần […]

Xem thêm

Bình tích khí chân không trong ngành công nghiệp thực phẩm để lưu trữ các thành phầm khí ẩm.

Việc sử dụng các bình tích khí chân không trong ngành công nghiệp thực phẩm để lưu trữ các thành phầm khí ẩm. Bình chứa áp suất chân không được sử dụng trong các ngành công nghiệp thực phẩm để loại bỏ không khí từ các sản phẩm như mì ống,bột cà chua,bột cá,nước sốt cà chua,mayonnaise,mù tạt hoặc […]

Xem thêm