Trang chủ » Tin tức » Hướng Dẫn Cách Đọc Đồng Hồ Đo Áp Suất Chân Không Thông Dụng

Hướng Dẫn Cách Đọc Đồng Hồ Đo Áp Suất Chân Không Thông Dụng

Đồng hồ đo áp suất chân không sử dụng trong đo lường và theo dõi áp suất chân không. Dưới đây là hướng dẫn cách đọc đồng hồ đo áp suất chân không để bạn thực hiện đo lường nhanh chóng và chính xác nhất.

Cách đọc đồng hồ áp suất chân không dạng cơ

Đồng hồ đo áp suất chân không dạng cơ

Đồng hồ đo áp suất chân không dạng cơ được sử dụng phổ biến hiện nay

Đồng hồ đo áp suất chân không dạng cơ có giá thành rẻ, dễ sử dụng. Đây là dòng đồng hồ được sử dụng thông dụng nhất hiện nay. Dù là loại đồng hồ có dầu hay không dầu, các đồng hồ dạng cơ này có chung cách đo lường và đọc chỉ số.

Các chỉ số quan trọng

Để đọc được đồng hồ dạng này, bạn cần nắm được một số thông tin ký hiệu đồng hồ đo áp suất sau:

(1)- Đơn vị đo

Là đơn vị áp suất chân không mà đồng hồ của bạn đo lường được. Thông thường, các đơn vị đo sẽ hiển thị ký hiệu trên mặt đồng hồ. 

    • Một số đơn vị đo áp suất chân không thông dụng như: Pa, Bar, Torr, Kgf/cm2, inHg,…
    • Một số đồng hồ chân không sử dụng 2 đơn vị đo, với 2 ký hiệu đơn vị khác nhau về màu sắc.

Đơn vị đo được ký hiệu trên mặt đồng hồ

Đồng hồ có 2 đơn vị đo: MPa và kg/cm2 (ký hiệu đồng hồ đo áp suất là 2 màu sắc khác nhau)

(2)- Dải đo (hay còn gọi thang đo):

Dải đo là giá trị đo lường lớn nhất của đồng hồ đo chân không. Đây có thể coi là giá trị cao nhất nhất đo được của sản phẩm.

Tương tự như các loại đồng hồ cơ thông thường, bạn có thể quan sát được thông số này trên mặt của đồng hồ. Dải đo sẽ thể hiện bằng các giá trị số ở trên mặt đồng hồ vì dụ: (0; 15kg/m2); (0; -0.1bar); (0; 600 psi);…

    • Trong dải đo sẽ được phân chi thành các vạch nhỏ, tùy thuộc vào từng loại đồng hồ mà các vạch đo này có giá trị khác nhau. Ví dụ, đồng hồ đo áp suất chân không có dải đo 0=> – 1 bar, được chia thành 50 Vạch cho thang đo -1…0 bar tương ứng 1 vạch là -0.02 bar (tương đương 20mbar).
    • Nhiều đồng hồ đo áp suất chân không có 2 thang đo (được kí hiệu bởi các màu sắc khác nhau).

Một số sản phẩm có đính kèm tài liệu hướng dẫn sử dụng đồng hồ đo áp suất trong đó sẽ giải thích chi tiết hơn về đơn vị, dải đo và cách đo. Bạn có thể tham khảo thêm để thực hiện tốt nhất.

Cách đọc đồng hồ

Cách đọc đồng hồ đo áp suất chân không này cực kỳ đơn giản: Giá trị đo sẽ là số mà kim đồng hồ chỉ trên dải đo, kết hợp với đơn vị thích hợp.

Có một áp suất hút về chân không thì kim đồng hồ sẽ xuất phát từ điểm 0 về điểm cao nhất của dải đo. Khi kim nằm ở vị trí x thì điều đó có nghĩa là áp suất x + đơn vị đo. Tương tự với các vị trí khác áp suất càng về bên trái kim đồng hồ thì áp lực hút càng lớn.

Cách đọc đồng hồ đo áp suất chân không cơ

Ví dụ ở hình ảnh trên, kim đồng hồ đang chỉ vạch có giá trị thang màu đỏ là 0.9 – thang màu đen là khoảng -0.09. Do đó, khi đọc đồng hồ đo áp suất chân không này, ta có kết quả: 0.9kg/cm2 (hoặc -0.09Mpa)

Kết quả đo áp suất chân không bằng đồng hồ chân không

Cách đọc đồng hồ áp suất ở hình trên: Kết quả đo áp suất chân không trên hình đạt -0.1 MPa (Kim đo đang dừng tại vạch -0.1; đồng hồ có 1 đơn vị đo là MPa)

Đọc đồng hồ áp suất chân không điện tử

Đồng hồ đo áp suất chân không điện tử là loại dụng cụ đo có độ chính xác cao và dễ theo dõi. Cách đọc đồng hồ đo áp suất chân không này cũng tương đối đơn giản.

    • Đơn vị đo của đồng hồ: thường sẽ được ký hiệu trên mặt đồng hồ (hoặc ở thông số kỹ thuật của đồng hồ).
    • Mặt đồng hồ hiển thị kết quả đo bằng số – đây chính là kết quả mà bạn thu được.

Ví dụ: 

Đồng hồ đo áp suất chân không điện tử dưới đây đang hiển thị số -750, đồng hồ có đơn vị đo kPa. Ta đọc kết quả đo áp suất chân không là -750 kPa

Kết quả đo của đồng hồ áp suất chân không điện tử

Đồng hồ cho kết quả đo là -750kPa

Cách đo chân không bằng đồng hồ áp suất chân không điện tử

Đồng hồ đo áp suất chân không điện tử ở trên hiển thị kết quả đo với 3 đơn vị khác nhau. Chúng ta dễ dàng đọc được các kết quả đo ngay trên màn hình hiển thị: Áp suất chân không đo được là 3.323Pa (bằng 2.485×10^-2 Torr hoặc 3.323×10^-2 Mbar). Note: Ký hiệu trên đồng hồ đo áp suất E-x tương đương 10^-x 
Kết quả đo áp suất chân không cho bơm hút chân không

Kết quả đọc được theo hình ảnh trên là áp suất chân không đạt 13.1mBar (Đơn vị được chọn sẽ hiển thị đèn xanh). Đồng hồ có 2 đơn vị đo là Bar và mBar; bạn có thể lựa chọn đơn vị đo hoặc quy đổi theo công thức mBar = 10^-3 x Bar.

Một số sai lầm thường gặp khi sử dụng đồng hồ đo áp suất chân không

Hướng dẫn cách đọc đồng hồ áp suất chân không

Một số sản phẩm đồng hồ đo áp suất chân không tại HCTECH

Khi sử dụng đồng hồ để đo áp suất chân không, bạn nên chú ý một số lỗi sau để có kết quả đo chính xác nhất:

(1) Kim đồng hồ bị rung 

Giữ đồng hồ đo chắc chắn, không bị rung lắc. Vì để rung lắc lâu dần sẽ làm kim mau hư và kết quả đo sai lệch.

Với các hệ thống bơm chân không rung lắc nhiều, bạn có thể dùng đồng hồ chân không có dầu để khắc phục việc rung lắc kim.

(2) Kim đồng hồ bị lệch khỏi số 0

Đồng hồ chân không bị rơi hoặc quá cũ có thể khiến kim giật cứng không về số 0. Bạn nên kiểm tra trước khi đo để chỉnh sửa (thông thường đồng hồ đo áp suất đều có cách mở và chỉnh). 

(2) Đồng hồ chân không không phù hợp dễ gây sai lệch kết quả

Chọn đồng hồ có dải đo không thích hợp (quá lớn hay quá nhỏ) khiến kết quả đo không chính xác. 

Bởi vậy, bạn cần dựa theo các mức thông số của bơm (công suất, dải áp) để chọn đồng hồ thích hợp.

 

Trên đây là hướng dẫn cách đọc đồng hồ đo áp suất chân không thông dụng hiện nay. Hy vọng bạn dễ dàng hơn trong việc đo lường áp suất chân không. Bạn đọc cần tư vấn về đồng hồ áp suất chân không, vui lòng liên hệ: 0904.643.816 hoặc 0902.176.051.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Cô đặc chân không là gì? Định nghĩa, ứng dụng, vai trò

Cô đặc chân không là công nghệ quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, từ thực phẩm đến hóa chất. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ định nghĩa, nguyên lý hoạt động, ứng dụng thực tế, ưu nhược điểm và mối liên hệ của cô đặc chân không với ngành chân không và […]

Xem thêm

Mẹo tối ưu hóa diện tích bề mặt trong hệ thống chân không 

Diện tích bề mặt đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống bơm hút chân không. Từ hiện tượng giải phóng khí đến thiết kế buồng chân không, hiểu rõ về diện tích bề mặt giúp bạn chọn giải pháp bơm hút phù hợp, cải thiện chất lượng […]

Xem thêm

Định nghĩa, ứng dụng và vai trò của buồng chân không

Buồng chân không là một thiết bị quan trọng trong nhiều lĩnh vực từ vật lý, kỹ thuật đến công nghiệp hiện đại. Với khả năng tạo ra môi trường áp suất thấp, buồng chân không được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học, sản xuất công nghiệp và các ngành kỹ thuật […]

Xem thêm

Hằng số khí lý tưởng là gì? định nghĩa công thức và ứng dụng

Hằng số khí lý tưởng là một khái niệm quan trọng trong vật lý, đặc biệt trong ngành bơm hút chân không. Bài viết này sẽ giải thích định nghĩa, công thức và ứng dụng của hằng số khí lý tưởng, giúp bạn hiểu rõ vai trò của nó trong vận hành hệ thống bơm […]

Xem thêm

Schmied WAU501 – Bơm chân không đột phá cho sản xuất

Bơm hút chân không Schmied WAU501 là lựa chọn hàng đầu cho các ngành công nghiệp yêu cầu chân không sâu. Với hiệu suất cao, độ bền vượt trội, đây là giải pháp lý tưởng cho thực phẩm, bao bì, vi mạch. Khám phá chi tiết về Schmied WAU501 cùng HCTECH trong bài viết này nhé! Nội dung […]

Xem thêm