Trang chủ » Tin tức » Cấu Tạo Máy Bơm Nước Chân Không Và Nguyên Lý Làm Việc
Cấu Tạo Máy Bơm Nước Chân Không Và Nguyên Lý Làm Việc
Máy bơm nước chân không là thiết bị được sử dụng tại nhiều hộ gia đình. Nắm được cấu tạo máy bơm nước chân không và nguyên lý vận hành của nó giúp bạn dễ sử dụng cũng như bảo dưỡng, sửa chữa. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!
Nội dung chính
Cấu tạo của máy bơm nước chân không
Hình ảnh một máy bơm nước chân không
Trên thị trường hiện nay có nhiều hãng sản xuất máy bơm nước khác nhau với đa dạng các sản phẩm bơm nước ly tâm và bơm nước chân không. Nếu chưa hiểu rõ cấu tạo từng loại, chúng ta rất dễ nhầm lẫn giữa các loại bơm nước này.
Về cơ bản, cấu tạo của máy bơm nước chân không bao gồm các bộ phận sau:
- Động cơ: Động cơ thường được làm từ chất liệu đồng 100% và được lắp trực tiếp với trục bơm. Động cơ cung cấp lực xoắn để trục bơm vận hành.
- Trục bơm: Trục bơm là bộ phận được lắp trực tiếp với thân bơm của máy, truyền động cho cánh bơm. Trục bơm được làm bằng chất liệu inox.
- Thân bơm: Thân bơm là bộ phận được gắn với trục bơm, nó bao gồm cả cổng xả và cổng hút.
- Cánh bơm: Cánh bơm được thiết kế dạng bánh răng và có các khe nhỏ giúp tăng khả năng vận hành. Cánh được làm từ inox, nhựa PPO hoặc đồng. Trục và cánh bơm được đặt lệch tâm tương đối so với vỏ bơm.
- Cổng hút: Cổng hút là nơi hút nước vào trong buồng bơm.
- Cổng xả: Là vị trí đẩy nước từ bơm ra bên ngoài.
- Gioăng mặt bích: Là bộ phận nối liền giữa thân máy bơm và phớt bơm giúp cho cấu trúc bơm được chắc chắn và bền bỉ hơn.
- Bộ phớt và giá đỡ cơ khí: Có tác dụng làm kín bơm, giúp việc vận chuyển nước của bơm hiệu quả.
Ngoài các bộ phận chính ở trên, máy bơm nước chân không còn rất nhiều chi tiết nhỏ như các khớp nối, bu lông ốc vít để kết nối các chi tiết lại với nhau. Nhà sản xuất đều lắp ráp một cách tỉ mỉ và chính xác.
Các bộ phận cấu tạo của máy bơm nước chân không
Nguyên lý hoạt động máy bơm chân không
Máy bơm nước chân không làm việc dựa trên nguyên tắc piston với cánh và trục bơm là 2 bộ phận luôn hoạt động. Cụ thể nguyên lý máy bơm nước chân không vận hành như sau:
– Khi bơm vận hành, trục bơm và cánh bơm hoạt động quay. Lực văng ly tâm hướng ra ngoài tạo thành một vòng chất lỏng quay đồng tâm với vỏ bơm. Do cấu trục lệch tâm, nên ngay từ ban đầu các vị trị lệch tâm của cánh bơm sẽ được di chuyển từ trục của bơm tạo thành một vòng xoáy. Không khí bị kéo theo và hút vào bên trong buồng bơm. Sau đó, theo sự di chuyển của cánh chúng được xả ra tại các vị trí từ chính khoảng trống của cánh bơm.
– Khi cánh bơm quay, một dòng nước được tạo ra bởi các lực ly tâm do cánh bơm quay tạo ra. Dòng chất lỏng được hút vào bơm, cùng không khí tạo thành vòng chất lỏng trong buồng bơm. Tại vị trí xả, điểm lệch tâm thấp nhất, dòng nước cùng không khí được đẩy ra bên ngoài.
– Chu kỳ trên được diễn ra liên tục khiến nước và không khí được hút, vận chuyển và xả ra liên tục.
Nguyên lý làm việc của máy bơm nước chân không có một số điểm tương đồng với máy bơm hút chân không vòng nước. Bởi vậy, nếu không tìm hiểu kỹ, chúng ta dễ bị nhầm lẫn giữa 2 loại bơm này.
>> Tham khảo: Cấu tạo và nguyên lý bơm chân không vòng nước
Khả năng sử dụng của bơm
Máy bơm nước chân không được sử dụng rộng rãi trong đời sống
Máy bơm nước chân không thuộc dòng máy bơm dân dụng cỡ nhỏ. Chúng có khả năng bơm hút chân không ở một mức độ nhất định; dùng để bơm nước sạch hoặc chất lỏng khác tương tự nhưng không phải là hóa chất ăn mòn. Ngoài ra, người sử dụng không cần mồi nước mỗi khi sử dụng máy bơm nước chân không (chỉ cần mồi nước lần đầu tiên sử dụng).
Trên thực tế, người ta sử dụng loại bơm này với khả năng hút nước bơm có lẫn không khí mà máy bơm vẫn có thể vận hành liên tục. Bơm khắc phục được điểm hạn chế của bơm nước ly tâm và các bơm hướng trục khác.
Thông thường, các máy bơm nước chân không hoạt động được trong điều kiện sau:
– Nhiệt độ môi trường: 0- 40 độ C
– Nhiệt độ chất lỏng: 0 – 60 độ C
– Hút sâu trực tiếp tối đa 9m
– Làm việc liên tục 24h.
Máy bơm nước chân không đang được sử dụng khá rộng rãi trong đời sống hiện nay:
- Cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp và đô thị,
- Dùng tăng áp cho các tòa nhà cao tầng và chữa cháy.
- Được sử dụng cho việc bơm nước đi xa, tưới vườn,
- Cung cấp nước cho hệ thống thông gió, làm mát…
Trên đây là thông tin chi tiết về cấu tạo máy bơm nước chân không và nguyên lý máy bơm nước chân không. Hy vọng bài viết đem đến các thông tin hữu ích để bạn lựa chọn và sử dụng loại bơm này một cách hiệu quả nhất.
Có thể bạn quan tâm: Nguyên lý hoạt động của máy hút chân không
Bộ nguồn thủy lực là gì? Ứng dụng trong bơm hút chân không
Bộ nguồn thủy lực là một trong những thành phần không thể thiếu trong các hệ thống công nghiệp hiện đại, đặc biệt khi kết hợp với bơm hút chân không. Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao bộ nguồn thủy lực lại đóng vai trò quan trọng đến vậy? Nếu bạn đang tìm […]
Tìm hiểu ứng dụng và giải pháp tối ưu môi trường chân không
Môi trường chân không ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại như sản xuất, y tế, và nghiên cứu khoa học. Nhưng bạn có thực sự hiểu nó là gì và tại sao nó lại cần thiết đến vậy? Cùng tìm hiểu chi tiết về khái […]
Ngành công nghiệp không khói – Xu hướng phát triển bền vững
Ngành công nghiệp không khói đang trở thành xu hướng phát triển nổi bật trong thời đại hiện nay, khi con người ngày càng chú trọng đến bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Vậy ngành công nghiệp không khói là gì? Tại sao nó lại được xem là “tương lai xanh” của […]
Động cơ khí nén là gì? Ứng dụng trong bơm hút chân không
Động cơ khí nén là một trong những công nghệ quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại, đặc biệt là trong lĩnh vực bơm hút chân không. Với khả năng vận hành mạnh mẽ, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường, động cơ khí nén đang ngày càng được ưa […]
Khi nào cần thay nhớt máy hút chân không?
Nhớt máy hút chân không đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ của máy hút chân không. Việc sử dụng đúng loại nhớt không chỉ giúp máy vận hành trơn tru mà còn tiết kiệm chi phí bảo trì. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá nhớt […]