Trang chủ » Tin tức » Ví Dụ Về Môi Trường Chân Không Và Các Ứng Dụng Của Chân Không

Ví Dụ Về Môi Trường Chân Không Và Các Ứng Dụng Của Chân Không

Bạn đang tìm hiểu định nghĩa chân không và chưa hình dung ra được môi trường chân không là như thế nào? Hãy cùng HCTECH tìm hiểu thêm ví dụ về môi trường chân không – Những ứng dụng hiện nay của chân không? để làm sáng tỏ khái niệm

Định nghĩa chân không

Chân không là không gian mà không chứa vật chất. Từ xuất phát từ vacuus tính từ tiếng Latin có nghĩa “bỏ trống (vacant)” hoặc “khoảng trống (void)”. Một xấp xỉ với chân không như là một khu vực có áp suất khí ít hơn nhiều so với áp suất khí quyển. Hay hiểu đơn giản, môi trường có áp suất thấp hơn nhiều so với áp suất khí quyển là môi trường chân không.

Chân không là gì? Ví dụ

Một thiết bị công nghiệp tạo môi trường chân không

Thực tế, không có môi trường chân không nào là tuyệt đối (không có bất cứ vật chất nào). Những môi trường chân không tạo ra đều mang tính tương đối.

>> Đọc thêm về Khái niệm chân không là gì? Phân loại và đo lường chân không: TẠI ĐÂY

Ví dụ về môi trường chân không

Để hình dung rõ hơn một môi trường thế nào là môi trường chân không, chúng ta hãy cũng tìm hiểu một số ví dụ cụ thể dưới đây.

(1) – Vũ trụ là chân không

Vũ trụ là một môi trường chân không

Vũ trụ là ví dụ về một môi trường chân không

Vũ trụ là một môi trường chân không gần như tuyệt đối (không gian không có không khí). Nó chính xác là một không gian gần như trống rỗng. Mật độ trung bình của vũ trụ là 5.9 proton/m3 (proton: hạt hạ nguyên tử mang điện tích âm. Áp suất bên ngoài vũ trụ là cực thấp.

Tuy nhiên, chân không của vũ trụ cũng không thực sự tinh khiết. Trong mỗi mét khối vẫn có một lượng cực ít nguyên tử; tức là không gian liên thiên hà không hoàn toàn trống rỗng. Tuy nhiên, lượng vật chất này ít hơn rất rất nhiều so với bất cứ môi trường chân không trong một phòng thí nghiệm mà con người thực hiện trên Trái Đất.

(2) – Chân không trong bóng đèn sợi đốt

Bên trong bóng đèn sợi đốt là ví dụ chân không

Bên trong bóng đèn sợi đốt là ví dụ về môi trường chân không

Bóng đèn sợi đốt được phát minh bởi nhà phát minh Thomas Edison. Đèn phát sáng khi có dòng điện đi qua dây tóc mỏng platin đặt trong một bóng thủy tinh hút chân không để chống oxy hóa. Môi trường bên trong bóng thủy tinh được gọi là một môi trường chân không.

Hiện nay, bóng đèn sợi đốt không còn được sử dụng nhiều nữa. Các nhà sản xuất đã cải tiến và cho ra đời các loại bóng đèn thay thế (như halogen, compact, huỳnh quang và led) tạo ra ánh sáng tốt, dễ chịu và giá cả phải chăng hơn.

(2) – Bên trong túi thực phẩm đóng gói

Trong gia đình hay các siêu thị, chúng ta dễ dàng bắt gặp các túi/gói thực phẩm đã được hút chân không. Người ta sử dụng thiết bị chuyên dụng (máy hút chân không đóng gói) để loại bỏ không khí ra khỏi túi. Sau đó, túi được đóng gói lại để bảo quản thực phẩm tươi lâu hơn.

Sau khi hút bỏ không khí, bên trong túi hút được coi là một ví dụ về môi trường chân không.

Hút chân không để bảo quản thực phẩm

Hút chân không giúp bảo quản thực phẩm

Trên đây chỉ là một số ví dụ gần gũi để bạn có thể hình dung được về môi trường chân không. Trong đời sống và sản xuất, chân không hiện hữu ở nhiều ứng dụng khác nhau. Nếu không thực sự là “dân trong ngành” thì bạn khó có thể biết và hiểu được nó.

Một thí nghiệm về môi trường chân không

Một thí nghiệm về môi trường chân không

Công nghệ chân không ra đời và đưa chân không vào trong ứng dụng thực tiễn, đem lại nhiều giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cho con người. Khám phá chi tiết hơn về công nghệ chân không và ứng dụng của nó trong các mục tiếp theo nhé!

Công nghệ chân không

chan khong va cac ung dung cua chan khong

Công nghệ chân không giúp tạo nên các môi trường chân không nhằm phục vụ tất cả các quá trình vật lý và các phép đo được thực hiện trong điều kiện áp suất khí quyển thấp hơn bình thường. Một quá trình đo lường thể chất thường được thực hiện trong chân không với một trong các lý do sau:

(1) – Để loại bỏ các thành phần của khí quyển có thể gây ra một phản ứng vật lý hay hóa học trong quá trình này (ví dụ, chân không nóng chảy của kim loại phản ứng như titan ).

(2) – Làm cản trở một điều kiện cân bằng tồn tại ở điều kiện phòng bình thường, chẳng hạn như việc loại bỏ hoặc làm tắc khí hòa tan hoặc chất lỏng dễ bay hơi từ số lượng lớn vật liệu (ví dụ, các loại dầu khử khí, đông khô) hoặc hấp thụ khí từ bề mặt (ví dụ, dọn dẹp ống lò vi sóng và các máy gia tốc tuyến tính trong quá trình sản xuất).

(3) – Để mở rộng khoảng cách mà một hạt phải đi trước khi nó va chạm với nhau, qua đó giúp các hạt trong quá trình di chuyển mà không va chạm giữa nguồn và đích (ví dụ về sử dụng trong mạ chân không, máy gia tốc hạt, bóng đèn hình truyền hình).

(4) – Để giảm số lượng các phân tử tác động mỗi giây, do đó làm giảm nguy cơ nhiễm bẩn các bề mặt được chuẩn bị trong chân không (hữu ích trong việc nghiên cứu làm sạch bề mặt).

Máy bơm hút chân không là thiết bị được sử dụng trong việc tạo ra các môi trường chân không. Bằng cơ chế hoạt động của mình, bơm chân không hút và loại bỏ không khí ở buồng kín. Người ta dễ dàng tạo ra môi trường chân không nhờ các loại bơm hút chân không siêu cao hoặc hệ thống chân không nhiều bơm.

Ứng dụng bơm chân không trong đời sống, sản xuất

Chân không, bơm hút chân không được ứng dụng cho nhiều ngành nghề khác nhau: y tế, sản xuất nhựa, điện tử, thực phẩm, môi trường,…

Chân không trong y tế

Hệ thống bơm hút chân không được sử dụng trong y tế, bệnh viện cho các hoạt động như:

– Hút dịch thừa trong quá trình phẫu thuật

– Vệ sinh dụng cụ, thiết bị y tế đảm bảo khả năng vô trùng tuyệt đối.

– Ứng dụng trong việc tạo phòng áp lực âm.

– Sử dụng trong xử lý các loại rác thải y tế.

– Hệ thống chân không sử dụng trong các phòng nghiên cứu, điều chế dược phẩm

– Sử dụng cho các ứng dụng nha khoa.

Hệ thống bơm chân không trong y tế

Hệ thống máy bơm chân không cho bệnh viện

Ứng dụng chân không trong công nghiệp thực phẩm

Công nghệ chân không được ứng dụng trong việc khử khí, đóng gói chân không để bảo quản thực phẩm. Các máy hút chân không gia đình, máy hút công nghiệp hút hết khí oxy ra khỏi túi đựng thực phẩm. Nhờ việc đóng gói chân không, sản phẩm tránh được quá trình oxy hóa, bảo quản trong thời gian dài.

Máy hút chân không gia đình hút chân không

Máy hút chân không gia đình sử dụng để hút chân không

Ngoài ra, chân không cũng được sử dụng cho nhiều công đoạn chế biến thực phẩm:

– Sấy chân không

– Chiên chân không

– Chưng cất

– Vận chuyển sản phẩm.

Chân không và các ứng dụng của chân không trong cuộc sống

Chân không được ứng dụng trong sấy chân không

Chân không trong sản xuất giấy

Quá trình sản xuất bột giấy và giấy cần có sự hỗ trợ của máy bơm hút chân không. Các máy bơm chân không vòng nước được lựa chọn để sử dụng.

Tác dụng của môi trường chân không giúp phá vỡ bọt khí trong dòng bột sau tinh lọc: Nguyên tắc là tạo một áp suất chân không trên bề mặt dung dịch bột. Điều niều này làm cho các bọt khí có trong lòng dung dịch bị nổi lên trên và vỡ ra, hạn chế tối đa việc tạo bọt dòng bột. Điều này giúp các sản phẩm giấy có bề mặt mịn và thẩm mỹ hơn.

Ngoài ra, chân không cũng hỗ trợ cho công đoạn thoát nước được thực hiện trên bộ phận lưới; giúp làm khô nhanh tấm giấy ướt mới được hình thành.

Hệ thống bơm chân không vòng nước trong sản xuất giấy

Hệ thống bơm chân không vòng nước trong nhà máy sản xuất giấy

Bơm chân không cho sản xuất và định hình nhựa

Môi trường chân không cũng được ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất và định hình nhựa.

– Quá trình định hình: Máy bơm hút chân không được lắp đặt bên dưới bàn đặt khuôn sản phẩm. Khi máy gia nhiệt hoạt động làm mềm tấm nhựa dẻo, bơm chân không hoạt động hút tấm nhựa xuống khuôn định hình để tạo hình cho sản phẩm.

– Quá trình nong ống: Ống PVC sau khi được cắt, đưa vào băng chuyền của máy và được gia nhiệt. Sau đó được đưa đến quá trình nong; ống được hút chân không và làm mát để định hình chính xác.

– Quá trình làm mát: Mục đích của việc hút chân không làm tạo ra sự chênh lệch áp suất khí quyển với áp suất trong bể (nơi ống đi qua). Từ đó, ống được định hình kích thước theo thiết kế, chống tình trạng biến dạng.

Hút chân không định hình sản phẩm

Sử dụng chân không để định hình sản phẩm nhựa

Ngoài những ứng dụng trên, môi trường chân không được ứng dụng cho rất nhiều ngành sản xuất khác nữa. Bạn đọc có thể theo dõi thêm trong chuyên mục Ứng dụng của HCTECH

 

Trên đây là những ví dụ về môi trường chân không, các ứng dụng của chân không trong đời sống và sản xuất. Hy vọng những kiến thức trên hữu ích cho bạn đọc. Bạn có thể liên hệ với HCTECH để được tư vấn chi tiết hơn về các ứng dụng bơm chân không trong sản xuất: HOTLINE – 0904 643 816 hoặc 0902 176 051.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

[3/2024] Về Kho Lô Bơm Chân Không Value Và Phụ Kiện Value

Nhằm đáp ứng nhu cầu lắp đặt cho khách hàng, tháng 3/2024, HCTECH về kho bơm chân không Value và phụ kiện của bơm. Lô hàng mới gồm bơm chân không Value VSV-300, Vcvac 100-li, lọc tách dầu Value. Dưới đây là thông tin chi tiết về lô hàng. Nội dung chính1 Các sản phẩm […]

Xem thêm

Thông Báo Lịch Nghỉ Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024

Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ HC Việt Nam (HCTECH) xin thông báo lịch nghỉ tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024 như sau: Thời gian nghỉ: Từ ngày 08/02/2024 (tức ngày 29/12 âm lịch) Đến hết ngày 14/02/2024 (mùng 05/01 âm lịch). Thời gian làm việc trở lại: Ngày 15/02/2024 (tức ngày 06/01 […]

Xem thêm

Lời Cảm Ơn Và Chúc Mừng Năm Mới 2024 Từ HCTECH

Kính gửi Quý Khách Hàng, Quý Đối tác và Toàn thể nhân viên HCTECH,  Vào những thời điểm cuối năm, trong lòng mỗi chúng ta không tránh khỏi những cảm xúc bồi hồi xúc động. Chúng ta đều có những cảm xúc bâng khuâng khi một năm trôi qua thật nhanh. Đồng thời, trong lòng […]

Xem thêm

[Tất Tần Tật] Thủ Tục Nhập Khẩu Bơm Chân Không

Hiện nay Việt Nam mình chưa có đơn vị sản xuất bơm chân không mà phải nhập khẩu thiết bị từ các nhà sản xuất nước ngoài. Thủ tục nhập khẩu bơm chân không ra sao? Cùng bomhutchankhong.vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây. Nội dung chính1 HS code bơm chân không […]

Xem thêm

Atm Là Đơn Vị Gì? Đổi Đơn Vị Áp Suất Atm

Atm là đơn vị đo áp suất phổ biến, sử dụng trong nhiều lĩnh vực đo lường khí tượng đến vật lý. Vậy atm là đơn vị gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé! Nội dung chính1 Atm là đơn vị gì?2 at và atm có gì khác nhau?3 Cách quy đổi […]

Xem thêm